Sự tích trầm hương - Blog DnDgems.vn -Kho Kiến thức trang sức đá thiên nhiên lớn nhất Việt Nam

Header Ads

Sự tích trầm hương

Trước khi hành trình vào rừng tìm trầm, thì có nhiều Sự tích trầm hương khác nhau được truyền tụng trong giới đi tìm trầm (hay còn gọi là phu trầm) sẽ tập hợp thành một nhóm. Thành viên của một nhóm phu trầm thường là những người trong gia đình hoặc những người sống cùng địa phương. Việc chọn những người gần gũi kết hợp thành một đội săn trầm giúp giữ tốt lòng tin của các thành viên trong đội.

                 

Tương truyền Sự tích trầm hương rằng, khi vào rừng săn trầm, phu trầm thường ngậm ngải để có được sức khỏe tốt và tinh thần vững vàng hơn.

Người ta đồn đại rằng nếu ngải tan hết mà phu trầm vẫn không tìm được Trầm Hương, họ sẽ mọc lông và biến thành hổ, ở lại mãi rừng sâu.

Với Sự tích trầm hương người ta còn kể rằng ở những khu vực có nhiều Trầm Hương, nếu xông ngải những con hổ, hổ sẽ rụng lông hiện lại hình dạng con người.

Trong quá trình chuẩn bị đi rừng, phu trầm còn phải thực hiện những quy định bất thành văn khác. Người phu trầm không được động chạm phụ nữ để giữ tâm trong sạch vì Trầm Hương là tinh hoa tích tụ của đất trời. Lễ khấn Bà, cúng Bà, cầu xin Bà ban lộc cũng được thực hiện. Người phu trầm còn phải chuẩn bị tâm lý không tham – sân – si trước khi vào rừng bởi Bà chi ban lộc cho những người không tham lam và sống thiện lành.

Sự tích trầm hương càng rùng rợn hơn khi hành trình đi tìm trầm bắt đầu, đó cũng có nghĩa là người phu trầm chính thức đối diện với những hiểm nguy ngàn cân treo sợi tóc. Thú dữ, điều kiện thời tiết khắc nghiệt, bệnh sốt rét và lâm tặc trộm trầm là những nguy hiểm luôn rình rập người phu trầm.

- Sự tích trầm hương kể lại sự chuẩn bị của Người phu trầm cần cả sức khỏe và tinh thần thép

Phu trầm phải có một sức khỏe cường tráng để chống lại bệnh tật vặt vãnh. Ngoài ra, người phu trầm cần phải có một tinh thần ổn định để có thể giải quyết tốt các vấn đề gặp phải trong rừng. Đơn cử, người dẫn đoàn phải là người có tinh thần thép, có tiếng nói và khả năng lãnh đạo, dẫn dắt cả đoàn phu trầm.

Chỉ cần vài sơ sẩy nhỏ, nếu đoàn phu mất đoàn kết, chuyến săn trầm coi như thất bại. Bởi vì tiềm ẩn đằng sau sự không nể phục là những hiểm họa khôn lường. Những người phu trầm không đoàn kết với cả đoàn phu có thể bán đứng cả đoàn cho lâm tặc, trộm trầm đã khai thác, trộm lương thực thực phẩm,…

Dân săn trầm có quan niệm rằng không được tận diệt trầm. Họ luôn để lại một phần trầm dự phòng, phần để làm phước cho những đoàn phu trầm khác lỡ may mắn tìm thấy, phần để phòng hờ nếu bị lâm tặc cướp phần đã khai thác, họ vẫn có thể quay về chỗ cũ để lấy phần còn lại.

Nơi rừng thiên nước độc

- Sự tích trầm hương còn kể lại những khó khăn, hoạn nạn của Người phu trầm gặp Lâm sơn tặc – Hiểm họa khôn lường của dân săn trầm

Lâm tặc và sơn tặc thường coi phu trầm là con mồi ngon. Nếu gặp được phu trầm lúc họ vừa khai thác xong, chúng may mắn chiếm đoạt được phần trầm đáng giá cao. Còn nếu gặp họ lúc chưa khai thác được gì, chúng nghiễm nhiên cướp lương thực, tiền bạc và bắt cóc phu trầm tống tiền.

Không có nhận xét nào