Sự tích Chuỗi Mân Côi 63 : Chuỗi hạt Mân Côi với Chân Phưóc Alan de la Roche - Blog DnDgems.vn -Kho Kiến thức trang sức đá thiên nhiên lớn nhất Việt Nam

Header Ads

Sự tích Chuỗi Mân Côi 63 : Chuỗi hạt Mân Côi với Chân Phưóc Alan de la Roche

Sự tích Chuỗi Mân Côi 63 : Chuỗi hạt Mân Côi với Chân Phưóc Alan de la Roche




Phải nói trong số các thánh chuyên để về chuỗi hạt Mân Côi, thì Chân Phước Alan de la Roche lá 1 vị Tông đồ đặc biệt của chuỗi hạt Mân Côi. Đối với thánh Dominico, Ngàì là vi chân phước hậu sinh. Vì thánh Dominico sinh năm 1170, mà Ngài thì sinh năm 1428, tức là sau 258 năm. Tuy nhiên Ngài cũng là 1 tu sĩ dòng Đominico. Chân phước Alan de la Roche, có 1 đời sống rất tốt lành, thánh thiện, gương mẫu, được mọi người qúy mến. Sau khi qua đời, Ngài đã được phong chân phước, và người ta thường gọi là Chân Phước Alan de la Roche. Chân Phước Alan de la Roche và Hội Mân Côi do Ngài sáng lập năm 1470, có 1 ảnh hưởng lớn trong việc thành hình nên chuỗi Mân Côi như ngày nay. Dựa trên bằng chứng lịch sử, có người cho rằng chân phước Alain xứng đáng được gọi là cha của kinh Mân Côi hơn là thánh phụ Đominico. đấng sáng lập dòng thuyết giáo, tức dòng thánh Đominico hiện nay. 

Chân phước cũng chính là người đầu tiên thuật lại truyện Đức Mẹ trao ban tràng chuỗi Mân Côi cho thánh Dominico, và dạy thánh nhân cách cầu nguyện bằng kinh Mân Côi. Với 1 lòng yêu mến Đức Mẹ Mân Côi một cách thiết tha. Với ước nguyện lớn lao muốn cho mọi người được nhận biết và yêu mến kinh Mân Côi. Do dó vào năm 1470, Chân phước đã cho thành lập Hội Mân Côi đầu tiên tại tỉnh Douai, miền bắc nước Pháp. Và sau này, Ngài đã lập ra rất nhiều hội Mân Côi ở khắp nơi Ngài đi giảng.. Những Hội Mân Côi là 1 tổ chức được Giáo Hội công nhận, là vì chính Ngài đã vận động với Hội Thánh thừa nhận Hội Mân Côi là 1 hội chính thức của Giáo Hội. Do đó ngày 8-9-1475, là ngày sinh nhật Đức Mẹ, trước khi chân phước qua đời, theo lời thỉnh nguyện của Hoàng Đế Fredecih lll của nước Đức, Giáo hội đã chính thúc thừa nhận Hội Mân Côi, và truyền cho các nơi trong Giáo Hội, chỗ nào có đông giáo dân, thì nên thành lập Hội Mân Côi cho giáo dân được hưởng nhờ những ơn ích bởi hội Mân Côi.

Sau thời gian vàng son đó , Hội Mân Côi đã liên tục nhận được nhiều ơn xá, đại xá, do các Đấng thẩm quyền của Hội Thánh, từ Đức Giáo Hoàng Sixto lV, cho đến các Đức Giáo Hoàng kế tiếp, thay nhau rộng ban ơn xá cho những ai gia nhập Hội Mân Côi. Theo Chân phước Alan de la Roche, thì bất cứ ai, bất cứ ở đâu, mà muốn gia nhập Hội Mân Côi thì chỉ cần thực hiện các điều đã quy định như đã kể trên, thì đương nhiên là hội viên Hội Mân Côi rồi. Đấy là tất cả công trình vĩ đại của Chân Phước trong sự truyền bá kinh Mân Côi và hội Mân Côi ở khắp nơi trong Giáo Hội. 


Lời bàn : Ngày nay ngưòi ta thấy giáo dân đâu đâu cũng mộ mến chuỗi Mân Côi và gia nhập Hội Mân Côi. Chính là công lao của Chân Phước Alan de la Roche. Hôi Mân Côi là 1 hội chính thức của Hội Thánh công giáo, có tính cách quốc tế. Chứ không phải là 1 hội đoàn của điạ phương do các Giáo phận tổ chức theo nhu cầu từng giai đoạn. Do dó chúng tôi cũng khuyến khích mọi người công giáo chúng ta nên gia nhập Hội Mân Côi để được hưởng nhiếu ơn ích của Đức Mẹ Mân Côi. Xin nhớ rằng đọc 10 kinh kính mừng, hoặc 20 kinh kính mừng, là để tỏ lòng kính mến Đức Mẹ, chứ không phải là kinh Mân Côi. Muốn đọc kinh Mân Côi do Hội thánh chỉ dạy đúng cách, là phải lần hạt 5 chục, và ngắm 5 sự Vui, 5 sự Thương, 5 sự Mừng và 5 sự Sáng, thì mới đủ điều kiện để được hưởng ơn ích bởi kinh Mân Côi. Chính chúng tôi cũng đã thấy có nhiều người, nhiều nơi, đã không hiểu rõ tôn chỉ mục đích của Hôi Mân Côi, nên đã có nhận định sai lầm rằng: chỉ cần đọc 1 chục kinh, hoặc 20 kính mừng, cũng đủ để được gọi là kinh Mân Côi. Xin nhớ rằng đọc 10 hay 20 kinh kính mừng để tôn vinh Đức Mẹ, cũng là tốt rồi. Nhưng không phải là kinh Mân Côi. Đã là kinh Mân Côi thì phải đọc 50 (1 chuỗi) hoặc 100 (2 chuỗi) hoặc 150 (3 chuỗi) hoặc 200 (4 chuỗi) kèm theo các ngắm mùa Vui, mùa Sáng, Mùa Thương, và mùa Mừng. 2 việc hoàn toàn khác nhau. 

Không có nhận xét nào