Sự tích con tỳ hưu qua các triều đại cai trị Trung Hoa
Theo sự tích con tỳ hưu thì dưới thời nhà Minh ,vua Minh Thái Tổ, khi lập nghiệp gặp hạn, ngân khố cạn kiệt, vua rất lo lắng. Trong giấc mơ, vua gặp con vật đầu lân, mình to đứng trước cung vua nuốt những thỏi vàng bạc đá quý sáng chói đem vào cung cho vua.
Theo thầy phong thủy tính toán, khu vực xuất hiện con vật ấy là cung tài, đất ấy là đất linh, như vậy theo giấc mơ đó trời muốn giúp nhà vua gây dựng nghiệp lớn. Sau đó vua Minh Thái Tổ cho xây một cổng thành to, nằm trên trục Bắc Nam, đường dẫn vào thành nằm trên cung tài đó. Con vật này có mặt là con lân đực nhưng mình to, chân to, mông to như mông bò, đuôi dài,lông đuôi có chùm lông rậm. Con vật này chỉ ăn vàng bạc châu báu, do không có hậu môn nên không thải ra ngoài được, được ví như vị thần giữ của.
Sau khi có con vật ấy, ngân khố nhà Minh ngày càng đầy, cuộc sống muôn dân sung túc. Vua cho tạc tượng hình con vật ấy đặt trên lầu cao Tài môn, từ đó nhà Minh trở thành triều đại giàu có, danh giới được mở rộng. Khi nhà Mãn Thanh nên ngôi, rất tin tưởng vào sự linh nghiệm của con vật này nên cái tên tỳ hưu được sinh ra. Nhà Thanh cho tạc nhiều tượng hay con tỳ hưu đặt tại cung vua và hoàng hậu, các cung thần hay hoàng tử và công chúa cũng không được sở hữu chứ không nói gì đến dân đen. Sở dĩ vì Vua không muốn ai giàu có hơn mình. Dưới thời vua sự linh nghiệm của con vật này đã đươc tuôn ra ngoài từ chính các nhà điêu khắc trong cung, dần dần trong nhân gian ai cũng biết đến công dụng thu hút tài lộc của nó.Ngọc tạc nên tỳ hưu phải là ngọc tự nhiên mới phát huy được hết công năng.
Tỳ hưu thạch anh xanh để bàn |
Post a Comment