mặt phật bọc vàng - Blog DnDgems.vn -Kho Kiến thức trang sức đá thiên nhiên lớn nhất Việt Nam

Header Ads

mặt phật bọc vàng

Trước đây, từ này thường để chỉ một vị Phật từng có mặt trong lịch sử tên là "Siddhārtha Gautama", một nhân vật có thật đã truyền bá tư tưởng của mình ở lục địa Ấn Độ và những giáo lý ấy đã được làm nền tảng để khai sinh ra Phật giáo. Theo lời Siddhārtha Gautama, ngoài ông ra còn có vô số vị Phật nữa tồn tại ở các không gian khác hoặc ở những thời điểm khác: nhiều vị ở quá khứ, nhiều vị ở hiện tại và nhiều vị ở tương lai.

                     


Theo Phật giáo, thời đại xuất hiện một vị Phật là rất hiếm. Do đó, thời kỳ mà một vị Phật xuất hiện hoặc giáo pháp của vị Phật đó vẫn còn tương đối nguyên vẹn là một thời kỳ "hạnh phúc". Vì có nhiều thời kỳ, có nhiều giai đoạn rất dài trong các chu kỳ thế giới không hề xuất hiện một vị Phật nào, nếu có thì cũng chỉ có những vị Phật Độc Giác, các vị ấy xu hướng ít tuyên thuyết giáo pháp, cho nên chúng sinh không có phương tiện giải thoát. Vị Phật thường được xem là đại diện cho các vị Phật quá khứ ở thế giới này là Nhiên Đăng Cổ Phật. Trong khi vị Phật tương lai được cho là sẽ xuất hiện ở Trái Đất này là Di-lặc.

Trong Phật giáo nguyên thủy (Theravada), Buddha (Phật) chỉ người đã thức tỉnh nhờ sự sáng suốt và nỗ lực của họ, mà không cần ai khác chỉ cho biết giáo pháp tu luyện (Sanskrit; Pali dhamma; "cách sống đúng"). "Trở thành Phật" tức là một người đã giác ngộ, tức đã tìm ra con đường trừ bỏ mọi khổ đau, ở trong trạng thái "không học thêm nữa".

Phật nghĩa là một người đã nắm chân lý, đã đạt đến một trình độ khai sáng hoàn thiện nhất có thể tự sử dụng trí tuệ của mình để nhận thức thế giới mà không cần ai chỉ bảo. Phật cũng là một bậc toàn giác (Sabbannù) biết tất cả mọi thứ (Sabbadassàvì). Một buddha samyak (giác ngộ hoàn toàn) sau khi thức tỉnh sẽ dạy dharma (giáo pháp) cho những người khác. Một buddha pratyeka (Phật độc giác) cũng có thể đạt tới Nirvana (Niết Bàn) thông qua nỗ lực cố gắng của bản thân, nhưng sẽ không dạy giáo pháp cho người khác. Một A-la-hán cần tuân theo lời dạy của Buddha để đạt tới Niết Bàn, và sau khi đã đạt tới Niết Bàn cũng có thể thuyết giảng giáo pháp. Thuật ngữ buddha cũng được dùng trong Theravada để chỉ tất cả những ai đã đạt tới Niết Bàn, và thuật ngữ Sāvakabuddha để chỉ một A-la-hán phụ thuộc vào lời dạy của một vị Phật để đạt tới Nirvana. Theo như cách hiểu rộng này thì nó tương đương với Arahant (A La Hán).

Có rất nhiều ý kiến và phương pháp đạt tới quả vị Phật tùy thuộc vào các trường phái tu. Có trường phái tu không yêu cầu gì cả. Có trường phái lại yêu cầu tuyệt đối khổ tu theo một giáo lý. Phật giáo Mahayana (Đại thừa) nhấn mạnh lý tưởng Bồ Tát chứ không nhấn mạnh A-la-hán.

Hiện nay có rất nhiều đá quý tạc tượng phật, vì sợ bị hư hao, hay va đập người ta thường đeo mặt phật bọc vàng.

Mặt phật bọc vàng không tăng giá trị tâm linh nhưng tăng giá trị thẩm mỹ, và bảo vệ mặt đá quý tránh va chạm.
Mặt phật bọc vàng bằng đá thiên nhiên nên gia chủ cố gắng đeo màu sắc hợp cung mệnh phong thuỷ để làm tăng linh khí và phúc khí từ mặt đá cho người đeo mặt phật bọc vàng nha.

Không có nhận xét nào